Diễn Đàn Tổng Hợp - Thông Tin - Thương Mại - Xã Hội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Cach lam cho thit bo mem
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyWed Jul 25, 2012 11:59 pm by thaopt

» Mẹo giúp các bạn gái thăng tiến nhanh
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyWed Jul 25, 2012 11:56 pm by thaopt

» Cần sang lại trường ngoại ngữ Tài Năng Việt
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyTue Jul 24, 2012 4:51 pm by Admin

» Website mới của Quảng Cáo Hừng Đông
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyThu Feb 23, 2012 12:14 pm by Admin

» Việc làm thêm cho người rảnh rỗi muốn làm thêm đây!
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyTue Feb 14, 2012 10:29 pm by Tuandesign

» Lam the nao de dcom 3g manh
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptySun Jan 15, 2012 11:34 pm by Tuandesign

» Cách pha nước rửa chén
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyFri Jan 06, 2012 9:52 pm by Tuandesign

» Ở đâu thích hơn
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyMon Jan 02, 2012 10:08 pm by thuhong

» Làm sao để máy tính không nóng
Văn Hóa Sài Gòn Xưa EmptyWed Dec 28, 2011 11:17 am by Tuandesign


Văn Hóa Sài Gòn Xưa

Go down

Văn Hóa Sài Gòn Xưa Empty Văn Hóa Sài Gòn Xưa

Bài gửi by Admin Fri Sep 23, 2011 8:42 am

Đất Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Vì trên 300 năm trước, Bến Nghé – Sài Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập nghiệp, rồi các di dân người Hoa vào định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng hội tụ với dân cư bản địa. Sau đó, Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Tính giao thoa hội tụ của những người cần cù vượt khó, hội tụ tài năng và sức lực cả nước đã biến Sài Gòn thành một phức thể văn hóa thông qua phong tục, tập quán, cách thức ăn mặc, sinh hoạt, ma chay, cưới hỏi; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo; kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và người dân thành phố.
1. Kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh

a. Sơ lược lịch sử kiến trúc Sài Gòn-Gia Định

Kiến trúc dưới thời Nguyễn
Xem xét các tài liệu có thư tịch cổ, cũng như các bản đồ và những công trình khảo cứu về Gia Định-Sài Gòn xưa chúng ta sẽ bắt gặp những trang viết về "Cổ tích Gia Định".Những công trình kiến trúc thời Nguyễn hiện lên trên bản đồ của Oliver de Puymanul vẽ năm 1790 là thành Quy hình bát quái do Gia Long xây dựng năm 1790. Thành này còn có tên là Gia Định Kinh hay Phiên An Thành.

Thành Quy là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi năm 1833. Năm 1835, đàn áp cuộc khởi nghĩa xong, Minh Mạng hạ lệnh phá hủy toàn bộ thành xây theo kiểu Vauban này và 1836 lại ra lệnh xây một thành khác ở Đông Bắc thành cũ, gọi là thành Phụng, tức là thành Gia Định. Thành này bị thực dân Pháp tấn công vào năm 1859 và phá hủy. Dấu vết duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh giặc Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.

Kiến trúc miếu Việt
Từ mặt bằng của thành Gia Định, vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã liên tiếp mọc lên những công trình kiến trúc phương Tây (Nhà thờ Đức Bà (1877-1880). Pháp đình, dinh Thống đốc, Nhà Bưu chính, Nhà hát, Chợ Bến Thành, dinh Nôrôdôm). Cùng số phận với thành Gia Định, một số ngôi chùa lớn bị thực dân Pháp chiếm làm đồn bốt phòng ngự, chống lại những trận phản công của nghĩa quân kháng chiến xuất phát từ vùng đại đồn Chí Hòa mà chúng gọi là chiến tuyến "chùa chiền" digne des pagodes). Đó là chùa Khải Tường đền Hiển Trưng (ở thành Ôma), chùa Kiếng Phước, chùa Cây Mai trải dài từ vùng tiếp cận thành Gia Định (nay là trường Lê Quí Đôn) đến Phú Lâm. Ngày nay những dấu vết ấy chỉ còn sót lại một pho tượng Phật gỗ để ở Bảo tàng Lịch sử.

Các chùa, miếu, đền thờ xây dựng từ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 cũng bị chiến tranh và thời gian phá hủy phần lớn. Đến nay số công trình kiến trúc theo phong cách Việt còn sót lại là quá ít. Trong số đó, hầu hết đều được trùng tu lại trong những năm bản lề của thế kỷ trước và thế kỷ này. Đó là Chùa Trường Thọ ở Gò Vấp, Chùa Tứ Ân, Chùa Gò (Phụng Sơn Tự) chùa Giác Viên ở quận 11, chùa Giác Lâm ở Quận Tân Bình, chùa Phước Tường ở huyện Thủ Đức. Ngoài ra có thể kể một vài ngôi nhà cổ của tư nhân như bà Tư Lân, nhà Nguyễn Phú Đường ở Nhà Bè, nhà ông Mười Tiết ở Thủ Đức.

Kiến trúc đền chùa Hoa
Trước khi những công trình kiến trúc kiểu phương Tây có mặt ở đất Sài Gòn, nơi đây ngoài các công trình của người Việt, còn có các công trình xây dựng của người Hoa. Những công trình lớn của người Hoa là đền miếu-thường là trụ sở của các bang và được gọi là Hội quán-đã làm cho diện mạo phố xá của xứ này, nhất là vùng Chợ Lớn có vẻ riêng. Xem xét tường tận những đền miếu của người Hoa, hình thức kiến trúc khác với hình thức kiến trúc của người Việt, song công trình chạm trổ bên trong bao gồm các bao lam, các phù điêu trên kèo, cột, đầu đao, xiên trích có không ít những sản phẩm do thợ người Việt tạo tác. Đặc biệt những hội quán của người Minh Hương như Gia Thạch hội quán (đường Trần Hưng Đạo-quận 5). Nghĩa Nhuận quán (đường Nguyễn Văn Khoẻ-quận 5). Phước An hội quán (đường Hùng Vương) là những công trình kiến trúc-mỹ thuật thuần Việt Nam.

Những công trình kiến trúc của họ Nguyễn ở Gia Định kinh, cùng với đền chùa miếu mạo của người Việt, người Hoa đến nay hầu như đã bị khuất lấp bởi các kiến trúc tân kỳ theo phong cách phương Tây. Không chỉ những dinh thự, công sở mà những khu thương mại và cơ sở công nghiệp đã phát triển với một tốc độ và qui mô đủ để đưa những kiến trúc ấy vào hàng thứ yếu, làm đổi thay về cơ bản kết cấu kiến trúc Sài Gòn-Gia Định.

Kiến trúc giai đọan 1954-1975
Trong những thập niên đầu thuộc nửa sau thế kỷ này, suốt từ 1954-1975, đồng thời với sự xuất hiện các thương xá, ngân hàng, khách sạn, nhà thờ và hàng loạt các công trình công cộng. Ở Sài Gòn cũng xuất hiện một số kiến trúc, phỏng theo các kiến trúc Việt Nam cổ, tất nhiên là với vật liệu xây dựng mới và cách tân khá nhiều.

Thời kỳ này, những năm đầu các đền miếu của một số hội tương tế như đền thờ Trần Hưng Đạo, đền Thánh Mẫu Phủ Giấy và đền thờ Hai Bà Trưng (Bình Thạnh), đền Sài Sơn (một ở đường Lê Văn Sĩ và một ở đường Nguyễn Thiện Thuật), Đằng Giang Linh từ (tức đền thờ Quan Bơ ở quận 4) và sau năm 1963, khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, hàng loạt các chùa Phật mới được xây dựng và một số chùa cũ được trùng tu lại. Đáng kể trong số này có chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Một Cột (Thủ Đức), chùa Phước Hòa (Quận 3), chùa Pháp Hội (quận 10)....

b. Vài đặc điểm cơ bản của kiến trúc nghệ thuật

Đặc điểm kiến trúc
Những công trình kiến trúc trong vài thập niên qua tuy có để ý tìm về đặc trưng riêng trong kiến trúc truyền thống song thực sự đã biến đổi khác xưa rất nhiều. Phong cách kiến trúc truyền thống cũng như những công trình điêu khắc đậm đà bản sắc dân tộc còn được bảo lưu đầy đủ có lẽ là chùa Trường Thọ, chùa Từ Ân và qui mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên, chùa Gò (Phụng Sơn Tự) và một số ngôi nhà cổ ở rải rác khắp các huyện ngoại thành.

Đặc điểm chung của các ngôi chùa có những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất cho kiến trúc Gia Định là kiểu nhà "trùng thềm điệp ốc" (hay còn gọi là "trùng thềm trung lương"). Đây cũng là kiểu cách chung cho kiến trúc Đàng Trong thế kỷ 18, 19. Theo đó, mục đích chính là phát triển diện tích nội thất ở chiều sâu bằng cách lắp ghép hai tòa nhà song song liền mái. Kiểu này cũng rất phổ biến trong nông thôn Nam Bộ và thường được gọi là nhà "sắp dọi". Việc sắp đặt như vậy đã thực sự tạo nên một nội thất thống nhất và bên trong thường được phân chia bằng vách ngăn theo các hàng cột để thành chánh điện, nhà tổ và giảng đường.

Mặt khác kiểu "trùng thềm điệp ốc" này đứng về mặt kết cấu bộ vì kèo và sườn nhà mà xét thì chúng xuất phát từ kiểu nhà rường (còn gọi là xuyên trính-ở Nam Bộ gọi là xiên trính). Nói chung kiểu nhà truyền thống của người Việt chủ yếu được trỏ cưa theo chiều ngang nên hẹp: do đó việc lắp ghép hai toà nhà song song như vậy nhằm làm cho diện tích nội thất được tận dụng hơn, dễ dàng bày biện hơn, cũng như thuận tiện cho việc tổ chức nghi lễ và tăng thêm tính thâm nghiêm cho không gian nội thất. Ở một số nơi việc mở rộng chiều sâu cũng theo nguyên tắc trên, nhưng giữa các tòa nhà không ghép liền vào nhau mà nối nhau bằng hai nhà cầu dọc, để chừa ở giữa một cái "sân đình". Cái sân trong này có tác dụng làm thoáng gió và hắt ánh sáng vào nội thất. Đó là trường hợp chùa Phụng Sơn. Nghĩa Nhuận hội quán, phần sau giảng đường và nhà khách chùa Giác Lâm.

Tuy nhiên, so với đình chùa miền Bắc và cung điện lăng tẩm ở cố đô Huế, vẻ đẹp kiến trúc của di tích Gia Định-Sài Gòn không có được những mái cong đồ sộ hay qui mô to lớn. Trái lại nhìn bên ngoài rất đơn giản và bình thường. Cái giá trị mỹ thuật có lẽ là những công trình điêu khắc bên trong.

Đặc điểm điêu khắc
Là một thành phố cửa ngõ, sự hội tụ các phái thợ nhiều nơi trong nước, cùng với việc tiếp thu những kỷ xảo và quan niệm về nghệ thuật tạo hình hiện đại đã làm cho điêu khắc chủ yếu trên gỗ ở các di tích kiến trúc nghệ thuật Gia Định-Sài Gòn trải qua từng bước hoàn thiện đáng chú ý.

Tượng tròn
Vẽ tượng tròn, dựa theo niên đại của tác phẩm rất dễ nhận ra những chặng đường phát triển của nghệ thuật tạc tượng. Những tượng ở chùa Trường Thọ, Tập Phước, Bảo An, Từ Ân, Long Nhiễu, Huệ Nghiêm (Thủ Đức)..là tập hợp của thế hệ tượng sớm nhất của đất Gia Định. Đây là những pho tượng còn rất thô sơ. Bố cục tượng không vững thường là bố cục tam giác thiếu cân đối, đầu nhỏ, chân tay dài, mặt nhọn và không có thần, tỉ lệ thân, mặt bất xứng.

Phù điêu
Việc áp dụng luật viễn cận mới triệt để nhất là ở những bức phù điêu chạm trên các hương án chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Một Cột và đền Quan Bơ. Những thắng cảnh trong nước (như chùa Một cột, chùa Thiên Mụ...., những ngói đền thờ danh thắng ở châu Á và những phong cảnh khác đã được thể hiện bằng lối chạm nổi trên gỗ có thiếp vàng trông rất mỹ thuật. Việc tái hiện những kỳ quan "vĩ đại và rực rỡ" của châu Á trên gỗ đạt được kết quả như vậy là một bước tiến so với những kỹ xảo chạm nổi về đề tài cảnh vật và hoa lá cổ điển mà chủ yếu có tính chất trang trí trên các bộ phận cấu thành bộ khung của công trình kiến trúc. Một cách hiển nhiên là những phù điêu trang trí trên cột, kèo, xiên chính v.v... đã tôn vẻ mỹ thuật của các công trình kiến trúc.

Chạm lộng
So với phù điêu, thể loại chạm lộng chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều. Chính những bao lam (cửa võng) ở các hàng cột, những bao lam trang thờ, các bài vị, các bức bình phong cùng với bao lam các bàn thờ, bệ thờ và hương án mới thực sự tạo nên sự tráng lệ và vẻ vàng son huy hoàng của đền miếu và chùa chiền. Qua các di tích đã được khảo sát ở Sài gòn, số lượng tác phẩm chạm lộng phong phú về cả số lượng, đề tài cũng như thủ pháp và phong cách nghệ thuật.

Sự phong phú và đa dạng của kỹ thuật chạm lộng đã tăng cường giá trị nghệ thuật, cho các di tích kiến trúc-nghệ thuật Gia Định-Sài Gòn. Nhiều bức chạm lộng đến nay là đối tượng của sự chiêm ngưỡng và thán phục của nhiều thế hệ nghệ nhân và của khách tham quan (như bao lam Bá điều, bao lam Cửu Longv.v...)

Tiểu tượng và quần tiểu tượng
Ngoài các thể loại trên loại tiểu tượng (tượng tròn và tượng bá phù điêu) kết hợp với chạm lộng thường lại đạt được nghệ thuật cao từ rất sớm hơn thành tựu của tượng tròn. Nếu tượng tròn thế hệ thứ hai mới đạt được sự cân xứng và đường nét chân phương bước đầu thì các tiểu tượng trên các bao lam và nhà tổ chùa Giác Viên đã là những tác phẩm được xử lý có thần thái sống động, đường nét chạm đã chắc tay, bút pháp đã lưu loát, tư thế sinh động và đề tài phong phú.

Với 300 năm hình thành và phát triển, Sài gòn là một thành phố trẻ nhưng cũng có không ít những tài nguyên du lịch nhân văn. Đó là những công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hóa của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Đó là một tổng thể kiến trúc mà vùng đất này sở hữu được. Có thể nói Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố này là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu tiên của cả nước. Sự ra đời và phát triển phong phú của sách, báo, trường học, của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ, của các hoạt động và giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật... đã tạo cho Sài Gòn từ lâu là một thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hóa.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 22/11/2010
Đến từ : Viet Nam

https://hungdong.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết