Để bé chịu đánh răng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Để bé chịu đánh răng
- Một trong những “cuộc chiến” tốn nhiều sức lực nhất giữa hai mẹ con là tạo thói quen đánh răng. Lũ trẻ tuổi chập chững rất ghét “trò” này nên sự than vãn của các bà mẹ dường như là bất tận. Chẳng lẽ lại chịu bó tay?
1. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Hãy thực hiện công việc này hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (chẳng hạn như sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ).
Hãy dành một khoảng thời gian nhất định cho việc này. Nó sẽ giúp bạn bình tĩnh, không phải vội vã. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng để việc đánh răng cho bé không phải là một tai họa.
2. Xem xét nhu cầu thực sự
Bạn cần phải xác định được liệu bé nhà bạn đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa, hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng?
Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú ra thì chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (bạn có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối lạt, nếu điều đó làm bé hợp tác hơn).
Dù đánh răng cho bé theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho bé rất mạnh và khi đó, giờ đánh răng sẽ thực sự làm mẹ mệt mỏi.
3. Chưa cần dùng kem đánh răng ngay
Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn đừng vội dùng các loại kem đánh răng, dù đó là kem đánh răng dành cho trẻ em và có thể nuốt được.
Chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối lạt) là đủ.
4. Ngồi xuống ghế cùng với trẻ
Lý tưởng nhất là có một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”.
5. “Nào, cả nhà cùng đi đánh răng thôi!”
Tạo hứng thú cho bé vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”.
Bạn cũng nên há miệng to để bé bắt chước theo. Cho bé quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn.
6. Khi bé nghiến bàn chải
Ở thời điểm bắt đầu tập đánh răng, bé có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không” và nhìn thẳng vào mắt bé hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng í nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, bé có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra và nhớ đếm to số răng của bé nhé.
Thực tế, ngay cả khi bé chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt đấy. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của bé.
7. Đánh răng nhanh
Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn.
8. Chấp nhận thực tế
Vậy còn những cô cậu bé chống đối quyết liệt với “âm mưu” này của bố mẹ thì sao? Có một số ít trẻ sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng.
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại phản ứng dữ dội như vậy. Hãy nhớ, không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để trẻ chịu đánh răng khi mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt.
9. Xây dựng thói quen trong hòa bình
Dù là tạo lập thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn trẻ và dừng lại ngay khi trẻ bắt đầu khóc.
Hãy luôn cố gắng thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen cho trẻ.
Hãy bỏ ra ngoài (nhờ người khác trông chừng) khi thấy trẻ bắt đầu khóc vì phải đánh răng; và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác.
Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những đứa trẻ thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.
Nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc này, chắc chắn sẽ không bao giờ bạn tạo được thói quen đánh răng cho trẻ.
10. Đặt bé lên một mặt phẳng
Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn, tùy vào thực tế của gia đình bạn. Hãy kéo bé vào sát người mình, giữ chân và tay bé. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà bé thích thú trong khi đánh răng cho bé.
Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh.
Có thể bật bài hát bé muốn hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng... Khi đó, bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ.
1. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Hãy thực hiện công việc này hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (chẳng hạn như sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ).
Hãy dành một khoảng thời gian nhất định cho việc này. Nó sẽ giúp bạn bình tĩnh, không phải vội vã. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng để việc đánh răng cho bé không phải là một tai họa.
2. Xem xét nhu cầu thực sự
Bạn cần phải xác định được liệu bé nhà bạn đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa, hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng?
Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú ra thì chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (bạn có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối lạt, nếu điều đó làm bé hợp tác hơn).
Dù đánh răng cho bé theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho bé rất mạnh và khi đó, giờ đánh răng sẽ thực sự làm mẹ mệt mỏi.
3. Chưa cần dùng kem đánh răng ngay
Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn đừng vội dùng các loại kem đánh răng, dù đó là kem đánh răng dành cho trẻ em và có thể nuốt được.
Chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối lạt) là đủ.
4. Ngồi xuống ghế cùng với trẻ
Lý tưởng nhất là có một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”.
5. “Nào, cả nhà cùng đi đánh răng thôi!”
Tạo hứng thú cho bé vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”.
Bạn cũng nên há miệng to để bé bắt chước theo. Cho bé quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn.
6. Khi bé nghiến bàn chải
Ở thời điểm bắt đầu tập đánh răng, bé có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không” và nhìn thẳng vào mắt bé hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng í nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, bé có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra và nhớ đếm to số răng của bé nhé.
Thực tế, ngay cả khi bé chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt đấy. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của bé.
7. Đánh răng nhanh
Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn.
8. Chấp nhận thực tế
Vậy còn những cô cậu bé chống đối quyết liệt với “âm mưu” này của bố mẹ thì sao? Có một số ít trẻ sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng.
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại phản ứng dữ dội như vậy. Hãy nhớ, không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để trẻ chịu đánh răng khi mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt.
9. Xây dựng thói quen trong hòa bình
Dù là tạo lập thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn trẻ và dừng lại ngay khi trẻ bắt đầu khóc.
Hãy luôn cố gắng thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen cho trẻ.
Hãy bỏ ra ngoài (nhờ người khác trông chừng) khi thấy trẻ bắt đầu khóc vì phải đánh răng; và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác.
Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những đứa trẻ thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.
Nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc này, chắc chắn sẽ không bao giờ bạn tạo được thói quen đánh răng cho trẻ.
10. Đặt bé lên một mặt phẳng
Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn, tùy vào thực tế của gia đình bạn. Hãy kéo bé vào sát người mình, giữ chân và tay bé. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà bé thích thú trong khi đánh răng cho bé.
Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh.
Có thể bật bài hát bé muốn hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng... Khi đó, bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Wed Jul 25, 2012 11:59 pm by thaopt
» Mẹo giúp các bạn gái thăng tiến nhanh
Wed Jul 25, 2012 11:56 pm by thaopt
» Cần sang lại trường ngoại ngữ Tài Năng Việt
Tue Jul 24, 2012 4:51 pm by Admin
» Website mới của Quảng Cáo Hừng Đông
Thu Feb 23, 2012 12:14 pm by Admin
» Việc làm thêm cho người rảnh rỗi muốn làm thêm đây!
Tue Feb 14, 2012 10:29 pm by Tuandesign
» Lam the nao de dcom 3g manh
Sun Jan 15, 2012 11:34 pm by Tuandesign
» Cách pha nước rửa chén
Fri Jan 06, 2012 9:52 pm by Tuandesign
» Ở đâu thích hơn
Mon Jan 02, 2012 10:08 pm by thuhong
» Làm sao để máy tính không nóng
Wed Dec 28, 2011 11:17 am by Tuandesign